Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989, theo đó:
Chấp hành viên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Triệu tập đương sự, người có liên quan đến trụ sở Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án;
2- Định cho người phải thi hành án thời hạn không quá một tháng để tự nguyện thi hành;
3- áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này;
4- Yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp xử lý tang vật, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
5- Đề nghị Chánh án Toà án nơi chấp hành viên công tác ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án, trả lại đơn yêu cầu thi hành án hoặc phạt tiền người cố tình không thi hành án;
6- Yêu cầu Toà án đã ra bản án hoặc quyết định giải thích những điểm chưa rõ để thi hành;
7- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc khởi tổ vụ án hình sự đối với người vi phạm.
Chấp hành viên phải thi hành bản án, quyết định của Toà án đúng pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Pháp lệnh thi thi hành án dân sự 1989. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật