Tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994

Tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quỳnh Anh (quynhanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 92 Bộ Luật Lao động 1994 thì tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định cụ thể như sau:

1- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc.

3- Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.

4- Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc.

Trên đây là nội dung tư vấn về tạm đình chỉ công việc của người lao động theo Bộ Luật Lao động 1994. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Lao động 1994.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm đình chỉ công việc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào