Quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo Bộ luật Lao động 1994 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Hạnh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo Bộ luật Lao động 1994 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thúy Hạnh (thuyhanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Lao động 1994 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được quy định cụ thể như sau:

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.

2- Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan lao động cấp tỉnh biết.

Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức xử lý kỷ luật sa thải theo Bộ luật Lao động 1994. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật Lao động 1994.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào