Trường hợp nào không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài?
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Những trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được quy định như sau:
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài không đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP;
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc danh sách bị áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Trên đây là nội dung trả lời về Những trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật