Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Vinh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Nam Định, có thắc mắc về hoạt động quản lý của nhà nước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập, giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 12  Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội, cụ thể như sau:

- Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội. Trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại cụ thể nếu thấy cần thiết, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng mức độ đón tiếp và lễ tân.

- Kiến nghị các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các tổ chức quốc tế khác.

- Chủ trì xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội. Trình cấp có thẩm quyền về hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội, Văn bản trình đồng thời được gửi tới Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao.

- Tổng hợp dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; sau đó báo cáo xin ý kiến đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng phụ trách đối ngoại và trình Chủ tịch Quốc hội xét duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các chuyến đi nước ngoài của các đoàn Quốc hội; đón các đoàn Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam.

- Làm đầu mối tiếp nhận và trình duyệt đề nghị của các cơ quan, tổ chức về việc các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp khách quốc tế.

- Chủ trì trình cấp có thẩm quyền và gửi Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao về các vấn đề sau đây:

+ Trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội;

+ Trình Tổng Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị công tác tại Quốc hội;

+ Trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội;

+ Trình đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc Quốc hội.

- Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, xây dựng và triển khai hoạt động đối ngoại của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam và các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban đối ngoại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào