Phòng vệ đường ngang được quy định như thế nào?

Phòng vệ đường ngang được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đức Hùng. Đang tìm hiểu những quy định về an toàn đường ngang trong giao thông đường bộ, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là phòng vệ đường ngang được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Phân cấp đường ngang trong giao thông được quy định như sau:

Cấp đường ngang

KHI CÓ CÁC TIÊU CHUẨN SAU ĐÂY

Đường sắt giao với

Tích số tàu xe (A)

I

- Đường bộ từ cấp I đến cấp III

-

- Đường bộ đô thị

Trên 20.000

II

- Đường bộ từ cấp IV đến cấp VI

-

- Đường bộ đô thị

Từ 5.000 đến 20.000

III

- Đường bộ chưa được phân cấp

Dưới 5.000

- Đường bộ đô thị

Theo đó, phòng vệ đường ngang được quy định tại Điều 7 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau: 

- Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác.

- Đối với đường ngang cấp III:

+ Trường hợp hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang không đảm bảo tầm nhìn theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này thì phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác;

+ Trường hợp hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang đảm bảo tầm nhìn theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này, thì tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.

- Sơ đồ đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác và không có người gác quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về phòng vệ đường ngang .Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào