Chiếm hữu tài sản trong trường hợp nào thì được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật?

Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quỳnh Anh (quynhanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định cụ thể như sau:

- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào