Thế chấp quyền đòi nợ được quy định như thế nào?

Thế chấp quyền đòi nợ được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Hưng, tôi đang tìm hiểu quy định về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thế chấp quyền đòi nợ được quy định như thế nào?  Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Thế chấp quyền đòi nợ được quy định tại Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:

- Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

- Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

+ Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu.

- Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

+ Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.

- Trong trường hợp quyền đòi nợ được chuyển giao theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự thì thứ tự ưu tiên giữa bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ và bên nhận thế chấp quyền đòi nợ được xác định theo thời điểm đăng ký các giao dịch đó tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung câu trả lời quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào