Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Đăng Khoa (khoa***@gmail.com)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục 6 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Làm việc trong các cơ sở điều trị nhân phong, lao, tâm thần.

- Thường xuyên làm việc trong môi trường lây bệnhnhiễm cao.

2

Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo.

- Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây nhiễm cao.

3

Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa.

- Công việc nặng nhọc, giải quyết nhiều công việc phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý

4

Rửa tráng phim X quang.

- Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hoá chất độc

5

Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị liệu,kéo nắn xương, bó bột.

- Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

6

Hộ lý làm việc tại các bệnh viện.

- Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh.

7

Rửa, sấy, hấp tiệt trùng, tiêu huỷ các dụng cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng thuốc; giặt quần áo bệnh nhân.

- Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất và các chất thải bẩn thỉu, dễ lây nhiễm bệnh.

8

Điều tra côn trùng y học (bọ chét, ve, mò, mạt, muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết,viêm não); điều tra,giám sát và chống dịch.

- Công việc nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các vùng rừng, núi, biên giới, hải đảo, nguy cơ nhiễm bệnh cao.

9

Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng.

- Thường xuyên lưu động trên biển, các vùng biên giới, hải đảo, tiếp xúc với hoá chất độc và vi sinh vật gây bệnh.

10

Nghiên cứu hoá chất diệt côn trùng truyền bệnh cho người.

- Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc mạnh.

11

Nghiên cứu,sản xuất các loại vacxin và huyết thanh phòng, chữa bệnh.

- Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, tiếp xúc với hoá chất độc và xúc vật bị nhiễm bệnh, dễ bị lây nhiễm.

12

Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hoá, huyết học

- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm.

13

Giữ giống, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng.

- Thường xuyên tiếp xúc với mẫu máu, phân súc vật bị nhiễm bệnh, khả năng lây nhiễm bệnh cao

14

Chạy thận nhân tạo và nội soi

- Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với bệnh phẩm bị bệnh.

15

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dược liệu

- Công việc nặng nhọc, phải đi lại nhiều, thường xuyên lưu động các vùng rừng, núi.

16

Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho kẽm & lưu huỳnh

- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc nồng độ cao.

17

Nghiên cứu dược liệu, xét nghiệm dược lý, hoá thực vật, đông dược,dược động học trong điều trị bệnh.

- Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hoá chất độc và các động vật bị nhiễm bệnh

18

Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn dược liệu thủ công & bán thủ công tại các bệnh viện y học dân tộc.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi dược liệu.

19

Sản xuất chất hấp thụ silicazen, ống chuẩn độ (dung dịch mẹ) để phân tích sắc ký.

- Thường xuyên tiếp xúc với a xít đậm đặc (H2SO4, HCl, HNO3...) rất độc và nguy hiểm.

20

Lấy mẫu & phân tích các yếu tố độc hại về vệ sinh lao động môi trường thuộc hệ vệ sinh phòng dịch.

- Chịu tác động của các yếu tố độc hại, nguy hiểm của môi trường lao động.

21

Sản xuất chỉ phẫu thuật tự tiêu.

- Chịu tác động của nóng và các loại hoá chất độc.

22

Cán, ép,lưu hoá cao su để sản xuất dụng cụ y tế (điều khiển máy nhúng và tạo hình trong sản xuất condom, găng cao su, thu gom, lột găng cao su, lưu hoá sản phẩm cao su).

- Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn bụi và hoá chất độc.

23

Thủ kho chuyên sang chai, đóng gói lẻ hoá chất phục vụ y tế.

- Làm việc trong kho kín, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.

24

Chuyên tiêu huỷ các bộ phận cắt, lọc của cơ thể.

- Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối, bẩn thỉu.

25

Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ cho y học và sản xuất vacxin

- Thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và nguồn lây bệnh.

26

Sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ công.

- Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của nóng, CO và CO2.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào