Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 41/2017/TT-BTTTT (có hiệu lực từ 05/02/2018) về quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.
2. Thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số tại cơ quan, tổ chức mình được thực hiện theo Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
3. Căn cứ vào yêu cầu tổ chức, nghiệp vụ và đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử đề xuất cấp, thu hồi, tạm dừng chứng thư số cá nhân và chứng thư số cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý.
4. Khi có yêu cầu chuyển đổi văn bản điện tử ký số đang được lưu trữ sang định dạng tệp văn bản mới (vì nguyên nhân an toàn thông tin hoặc vì sự lỗi thời của phần cứng, phần mềm), phải xây dựng phương án và được phê duyệt bởi cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng tương thích và xác thực hiệu lực của chữ ký số.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 41/2017/TT-BTTTT.
Trân trọng!