Chế độ thông báo thực hiện giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thì chế độ thông báo thực hiện giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
- Ngay sau khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng bằng văn bản kết quả đặt lệnh qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Trong trường hợp khớp lệnh, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung sau đây:
+ Hình thức giao dịch;
+ Hàng hoá giao dịch;
+ Thời điểm và ngày giao dịch được thực hiện;
+ Số lượng hợp đồng bán hoặc mua;
+ Giá cả giao dịch;
+ Tổng trị giá các giao dịch đã thực hiện;
+ Phí giao dịch;
+ Các nội dung khác theo thoả thuận với khách hàng.
- Trong trường hợp lệnh giao dịch không thực hiện được thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay cho khách hàng và giải thích rõ lý do.
- Ngay sau khi nhận được thông báo về việc thực hiện giao dịch theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 48 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, nếu phát hiện thông báo không đúng hoặc không phù hợp thì khách hàng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến các thành viên kinh doanh về các nội dung được thông báo.
- Trong trường hợp thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung quy định tại các điểm quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và các nội dung sau:
+ Tên của kho hàng;
+ Tên người bán hoặc người mua hàng hóa;
+ Số chứng nhận kho hàng;
+ Các nội dung khác theo thoả thuận của các bên;
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ thông báo thực hiện giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật