Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh

Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hoàng Mỹ, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Nguyễn Hoàng Mỹ (hoangmy*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:

- Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II của Nghị định 71/2014/NĐ-CP đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do cá nhân thực hiện, đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do tổ chức thực hiện;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

+ Buộc cải chính công khai,

- Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào