Hướng dẫn về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Đề nghị xem xét quy định theo hướng bảo lãnh được phát hành trên cơ sở hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh, nhưng khi bảo lãnh được phát hành rồi thì các cam kết bảo lãnh sẽ là các cam kết không hủy ngang, độc lập và không phụ thuộc vào điều kiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh có bị vô hiệu, hủy bỏ hay đơn phương chấm dứt. Quy định tại Điều này gây khó khăn cho các TCTD, dễ dẫn đến tranh chấp giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh vì không có cơ sở để các TCTD xác định hợp đồng đã được thực hiện một phần hay toàn bộ. TCTD có thể căn cứ trên xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc này hay không?.

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VN được hướng dẫn trên cơ sở khái niệm bảo lãnh quy định tại Bộ Luật dân sự và Luật các TCTD. Theo khoản 1 Điều 366 Bộ Luật dân sự và khoản 18 Điều 4 Luật các TCTD thì hoạt động bảo lãnh phụ thuộc chặt chẽ vào giao dịch gốc. Căn cứ các quy định trên, khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định rõ bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Quy định tại Điều 22 Thông tư 07 phù hợp với quy định tại Nghị định 163 (Điều 15) về giao dịch bảo đảm. Theo trình tự bảo lãnh thì khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh có thời gian 5 ngày để xem xét sự phù hợp của yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để quyết định trả thay hay không. Trong thời gian 5 ngày này, bên bảo lãnh có thể liên hệ với bên được bảo lãnh để nhận được phản hồi của bên được bảo lãnh về tình trạng của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh giữa hai bên. Ngoài ra, Điều 14, 15 Thông tư 07 đã quy định cụ thể về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thỏa thuận.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào