Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Cương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Cho tôi hỏi, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Văn Cương (vancuong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; không được đe dọa, cưỡng ép các bên trong quá trình hòa giải.

- Đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến nội dung hòa giải và các thông tin khác của các bên tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Không được lợi dụng việc hòa giải để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hòa giải.

- Không được hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng hoặc có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức hòa giải tổ chức hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 99/2011/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào