Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong hoạt động thanh tra ngành

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Minh Thượng, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhân được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Minh Thượng (minhthuong****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 20/11/2017 thì trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định cụ thể như sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm.

- Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra.

- Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức làm công tác thanh tra; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào