Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới

Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Thành Đạt. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Thành Đạt (thanhdat*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2017 thì nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới được quy định cụ thể như sau:

- Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Khoản thu từ phí tham quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;

+ Khoản thu từ hoạt động dịch vụ tại di sản thế giới;

+ Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Các khoản thu nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, được sử dụng để chi trả cho hoạt động trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào