Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
1. Tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Bố trí giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên đề giảng dạy và bảo đảm đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).
3. Tổ chức thi và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
4. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm tra viên.
5. Thu và sử dụng học phí đào tạo theo quy định hiện hành.
6. Lập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
8. Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, về công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của năm trước.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 29/2017/TT-BGTVT.
Trân trọng!