Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình

Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một nhân viên văn phòng đang làm việc tại Hà Nội, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!  Bùi Thị Hải Yến (haiyen*****@gmail.com)

Ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động.

2. Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.

3. Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào