Vị thuốc Ngô công là gì?
Khái niệm vị thuốc Ngô công được quy định tại Mục 67 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Ngô công là sản phẩm đã chế biến từ con Rết ((Scolopendra morsitans Linnaeus.,), họ Rết (Scolopendridae).
Vị thuốc Ngô công được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Ngô công để dùng ngoài và phương pháp chế biến Ngô công để dùng trong (đường uống). Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Ngô công để dùng ngoài thì thực hiện đem rết làm sạch và ngâm nguyên cả con trong bình kín với cồn 90o (5 con/100ml). Ngâm ít nhất sau một tháng mới dùng được.
- Đối với phương pháp chế biến Ngô công để dùng trong (đường uống) thì đem rết rửa sạch, bỏ đầu đuôi, chân, rút ruột, phun hoặc tẩm với rượu 35° (tỷ lệ 10:1) để khử hết mùi tanh, tẩm với 5% dịch ép gừng tươi, sấy nhẹ đến khô.
Vị thuốc Ngô công có màu xám, thể chất giòn, dễ gãy, mùi hơi cay.
Vị thuốc Ngô công có vị tân; Tính ôn, có độc. Quy kinh can. Có công năng trừ phong, trấn kinh, thông lạc chỉ thống, giải độc, tán kết và được dùng để chủ trị các bệnh về kinh giản, co giật trúng phong, cấm khẩu, bán thân bất toại, uốn ván, đau nửa đầu, tràng nhạc.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Ngô công. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật