Vị thuốc Bạch truật là gì?
Khái niệm vị thuốc Bạch truật được quy định tại Mục 13 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Bạch truật là thân rễ (thường gọi là củ) phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), họ Cúc (Asteraceae).
Vị thuốc Bạch truật được chế biến theo ba phương pháp là phương pháp chế hiến Bạch truật phiến, phương pháp chế biến Bạch truật sao cám mật ong và phương pháp chế biến Bạch truật chích rượu. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế hiến Bạch truật phiến thì dược liệu được rửa sạch, ủ cho mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng; phơi hay sấy khô.
- Đối với phương pháp chế biến Bạch truật sao cám mật ong thì để chế biến 1,0 kg Bạch truật sao cám mật ong thì phải cần 1,0 kg Bạch truật phiến, 100 g cám và 5,0 g mật ong. Cám được trộn với mật ong, sao đến khi bốc khói, cho Bạch truật phiến vào đảo đều đến khi phiến có màu vàng xém cạnh, có mùi thơm. Lấy ra, rây loại bỏ cám. Để nguội, đóng gói.
- Đối với phương pháp chế biến Bạch truật chích rượu thì để chế biến 1,0 kg Bạch truật chích rượu thì cần 1,0kg Bạch truật phiến và 100 ml rượu. Phiến Bạch truật được trộn đều với rượu, đậy kín, ủ cho rượu thấm đều (khoảng 1 - 2 giờ). Sao nhỏ lửa đến khô.
Vị thuốc Bạch truật là các phiến màu vàng thẩm, cạnh hơi xém, thể chất cứng, Bạch truật sao cám mật có vị đắng, hơi ngọt, Bạch truật chích rượu có vị đắng mùi thơm đặc trưng của Bạch truật.
Vị thuốc Bạch truật có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm; Quy kinh tỳ, vị, có công năng bổ khí, kiện tỳ, trừ thấp, liễm hãn, an thai và được dùng để chủ trị các bệnh về tỳ hư, kém ăn, trướng bụng, ỉa chảy, mồ hôi nhiều, động thai.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Bạch truật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật