Phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền là gì?

Phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngọc Dung, hiện tại đang là sinh viên. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Cho tôi hỏi, phụ liệu dùng trong chế biến các vi thuốc cổ truyền là gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Ngọc Dung (ngocdung*****@gmail.com)

Khái niệm về phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 30/2017/TT-BYT về hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền là những nguyên liệu được dùng trong các giai đoạn của quá trình chế biến nhằm tăng thêm tác dụng điều trị, hạn chế tác dụng không mong muốn, mùi vị khó chịu của vị thuốc.

Phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền bao gồm các loại: cám gạo; gạo; nước vo gạo; giấm, rượu (tửu); dầu vừng; dịch gừng tươi (Sinh khương); mật ong; văn cáp (bột vỏ hàu, hến) hoặc hoạt thạch; muối ăn; phèn chua (muối kép của nhôm); vôi tôi; cát; đất; dịch vị thuốc.

Các phụ liệu này được chế biến thành các vị thuốc cổ truyền Việt Nam thông qua quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thành vị thuốc đã được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian (gọi chung là nguyên lý của y học cổ truyền).

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào