Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Công an nhân dân

Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Chí Bảo, hiện tại đang là sinh viên. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Cho tôi hỏi, trong lĩnh vực quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, Công an nhân dân được xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Chí Bảo (chibao*****@gmail.com)

Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Công an nhân dân được quy định tại Điều 15 Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Cụ thể là:

Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 4; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 7 Điều 5; Điều 6; Khoản 1, Khoản 2 Điều 8; Khoản 4, Điểm d Khoản 5 Điều 9; Khoản 4, Khoản 5 Điều 10, Điều 11 Chương II Nghị định này như sau:

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 169/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào