Nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Minh Long, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Chuyện là con trai tôi bị tạm giam trong trại tạm giam của Công an Thanh Hóa vì tội đua xe trái phép. Tuy nhiên, tôi đến thăm thì con tôi lại có dấu hiệu bị đánh đập đến bầm tay, bầm chân. Tôi muốn khiếu nại hành vi này nhưng lo lắng, không biết pháp luật quy định thế nào về nghĩa vụ của tôi khi khiếu nại? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (minhlong***@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 47 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào