Các trường hợp phải chuyển giao người bị tạm giữ, tạm giam
Đầu tiên, cần phải hiểu rõ tạm giữ và tạm giam khác nhau thế nào?
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. (Khoản 1 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. (Khoản 1 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Như vậy, khi có quyết định khởi tố thì nhóm nghi phạm này đã chuyển sang với tư cách bị can và khi phạm vào nhóm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì phải chuyển họ sang trại tạm giam.
Điều này là đúng thủ tục vì theo Điều 21 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) có quy định:
Cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây:
1. Khi có quyết định của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở giam giữ khác.
2. Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án.
3. Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp phải chuyển giao người bị tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành án tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật