Công tác xử lý khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn
Khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn phải xử lý theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 24 Nghị định 39/2009/NĐ-CP quy định vật liệu nổ công nghiệp. Cụ thể là:
Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông, thông báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.
Như vậy, trong trường hợp dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của bạn gặp sự cố, tai nạn thì người áp tải và người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ khoanh vùng, cảnh báo nguy hiểm cho mọi người, loại bỏ mọi nguy hiểm có thể xảy ra đối với vật liệu nổ trong công nghiệp, vì đây là hàng hóa rất nguy hiểm. Trường hợp của bạn, khi xả ra tại nạn và đỗ xe trong lúc đợi cơ quan chức năng đến làm việc đã không thực hiện đặt biển cảnh báo sự cố nguy hiểm để cảnh báo cho mọi người là trái với quy định của pháp luật. Do đó, phải chịu các hậu quả pháp lý do không thực hiện hành vi theo vi định khi có sự cố xảy ra đối với phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 34 Nghị định 163/2013/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dừng đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp do sự cố nhưng không đặt biển báo sự cố nguy hiểm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công tác xử lý khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật