Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?

Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào? Tôi là Huy Hùng, nhân viên văn phòng tại TP.HCM. Tình cờ đọc báo, tôi có thấy một vài bài viết đề cập đến việc đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tôi thắc mắc không biết, việc kiểm tra này được thực hiện nhằm mục đích gì? Có văn bản nào quy định vấn đề này hay không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Cao Huy Hùng (hung***@gmail.com)

Mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 33 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Cụ thể như sau:

1. Đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng về các công việc được giao; kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

2. Đảm bảo cho hoạt động chỉ đạo điều hành được liên tục, thông suốt, kịp thời; giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống hành chính nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện tiêu cực trong quản lý nhà nước.

3. Đề cao ý thức kỷ luật và trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức của Bộ.

4. Tăng cường nắm sát tình hình cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm cho các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục đích kiểm tra thực hiện văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Thông tin và Truyền thông

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào