Giám sát ảnh hưởng nổ mìn là hoạt động gì?

Giám sát ảnh hưởng nổ mìn là hoạt động gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Tuấn Minh, hiện tại đang làm quản lý công trường thuộc dự án khai thác đá tại vùng núi thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Khi trình bản kế hoạch thực hiện dự án lên để phê duyệt, cơ quan chức năng có yêu cầu về việc bổ nhiệm người giám sát ảnh hưởng nổ mìn. Tôi có thắc mắc, giám sát ảnh hưởng nổ mìn là hoạt động gì? Tại sao phải có người giám sát hoạt động nổ mìn? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: tuan.minh**@gmail.com

Giám sát ảnh hưởng nổ mìn theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.

Việc bổ nhiệm người giám sát ảnh hưởng nổ mìn là một nghĩa vụ bắt buộc được nêu tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp như sau:

Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.

Trên đây là phần hỗ trợ của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung giám sát ảnh hưởng nổ mìn. Ngoài các nội dung tư vấn ở trên, bạn nên tham khảo các điều khoản khác của Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp để hiểu rõ các quy định liên quan.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào