Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào?

Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Yến, đang sinh sống tại Bình Phước, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS bị đình chỉ hiệu lực trong trường hợp nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Ngọc Yến_098**)

Trường hợp đình chỉ hiệu lực đối với quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS được quy định cụ thể tại Điều 19 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, theo đó:

Nếu việc sử dụng là điều kiện để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có thể bị đình chỉ hiệu lực sau một thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc sử dụng. Những điều kiện khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chính phủ đối với hàng hoá hoặc dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do chính đáng đối với việc không sử dụng.

Trên đây là tư vấn về trường hợp đình chỉ hiệu lực đối với quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp định TRIPS. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Hiệp định TRIPS.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào