Khai thác khoáng sản gắn với chế biến có cần xin giấy phép hoạt động chế biến không?
1. Giấy chứng nhận đầu tư chỉ cấp đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014 :
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
- Tổ chức kinh tế phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
2. Về điều kiện hoạt động của lĩnh vực chế biến khoán sản thì : Theo Luật Khoáng sản mới (2010) không còn quy định về điều kiện chế biến khoán sản. Luật đầu tư 2014 cũng không quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Khoản 6 Điều 3 Luật khoáng sản 2010 cũng quy định: Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội Như vậy, hoạt động khai thác khoáng sản gắn với chế biến được nhà nước khyến kích và không cần phải xin giấy phép hoạt động chế biến.
3. Đất đá (khoáng vật trong lòng đất) thải trong quá trình khai thác quặng cũng được xem là khoán sản theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản 2010.
Do vậy hoạt động lấy đất đá trong mỏ để bán cho chủ thể khác cũng được xem là khai thác khoán sản. Doanh nghiệp cần phải được cấp phép để khai thác và nộp phí, thuế theo quy định đối với khoáng sản loại này.
4. Điều 55 Luật khoáng sản 2010 chỉ quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có quyền thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác. Khoản 2 Điều 25 Nghị định 15/2012/NĐ-CP chỉ quy định trường hợp nâng cấp công suất khi gia hạn Giấy phép. Theo đó, nếu muốn tăng công suất khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Theo Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì : chỉ xử lý vi phạm đối với hành vi khái thác vượt công xuất cho phép chứ không xử lý vi phạm về máy móc có năng xuất cao hơn. Đối với việc khai thác vượt năng suất 50% thì sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP.
Thư Viện Pháp Luật