Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi rất quan tâm tới các quy định liên quan đến chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, công việc hiện nay của tôi cũng có liên quan nhiều tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Nhờ các anh chị Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi thắc mắc trên. Tôi cảm ơn rất nhiều! Nguyễn Thành Công, Tp.HCM.

Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 89/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó:

1. Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp quy định tại Nghị định này là tiếng Việt. Các bên liên quan đến quá trình điều tra theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Chống trợ cấp (sau đây gọi là các bên liên quan) có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.

2. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Tiếng nói và chữ viết trong quá trình giải quyết vụ việc chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, được quy định tại Nghị định 89/2005/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào