Quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hòa, đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản có quyền phản biện đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Hòa_093***)

Quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, theo đó:

1. Gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 15 ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.

2. Cử người có trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện xã hội hoặc tham gia đối thoại khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.

3. Trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.

Trên đây là tư vấn về quyền và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo dự thảo văn bản đối với việc phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào