Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như thế nào?

Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên khoa luật ĐH Đà Lạt. Hiện em đang học môn luật ngân sách nhà nước, có một vài thắc mắc chưa được rõ ở trên lớp cũng như qua việc nghiên cứu tài liệu. Em mong được các anh chị giải đáp giúp. Các anh chị cho em hỏi: Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 5 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định như sau:

1. Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay, gồm:

a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

b) Bội thu ngân sách trung ương và bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;

Bội thu ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách. Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

c) Kết dư ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.

2. Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.

3. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Việc chi trả nợ gốc các khoản vay quốc gia được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào