Tội cố ý giết người nhưng không thành bị xử lý thế nào?
Trong vụ án này, hành vi của chị có thể cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999:
Về mặt chủ quan: chủ thể cố ý với hành vi, chị cố tình cho con uống thuốc độc và mong muốn hậu quả xảy ra là hai mẹ con chết.
Mục đích: giết người
Động cơ: áp lực gia đình
Hung khí: thuốc độc
Với hành vi cố ý giết người của chị thì chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999 với tình tiết phạm tội chưa đạt do chị không thể thực hiện được đến cùng hành vi giết người. Vì chị tỉnh ngộ, may mắn chị và con không sao, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, chị không nói rõ lý do chị và con chị thoát chết, nên căn cứ tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
”Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện phạm tội nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội’.”
Khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: ‘‘Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nếu là tù có thời hạn thì mức phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà luật này quy định.”
Hình phạt đối với tội giết người theo quy định tại Khoản 2 điều 93 Bộ luật hình sự 1999 là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Trường hợp của chị là phạm tội chưa đạt nên căn cứ theo Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự 1999 thì mức hình phạt đối với chị không quá ba phần tư mức phạt tại khoản 2 điều 93 quy định. Như vậy, hình phạt có thể áp dụng với chị là từ 63 tháng đến 135 tháng tù. Tuy nhiên, mức phạt tù của chị có thể giảm khi chị chứng minh được sau khi uống thuốc chị và con thoát chết do chị tỉnh ngộ, kịp thời cứu chữa trước khi hậu quả chết người xảy ra.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý tội cố ý giết người nhưng không thành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật