Thỏa thuận duy trì tài sản chung và nghĩa vụ thanh toán nợ

A vay ngân hàng một số tiền. Xong, A thoả thuận với B để duy trì sở hữu chung đối với căn nhà trong một thời hạn là 5 năm. Một năm sau, nợ ngân hàng đến hạn nhưng A không trả được và cũng không còn tài sản nào đáng giá ngoài phần quyền sở hữu đối với căn nhà. Thế thì ngân hàng có quyền áp dụng BLDS Điều 219 khoản 2 để yêu cầu phân chia tài sản chung? Thoả thuận duy trì tài sản chung giữa A và B có ràng buộc ngân hàng hay không? Tại sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Căn cứ Điều 208 Bộ luật dân sự 2005 về Xác lập quyền sở hữu chung: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Theo Điều 209 Bộ luật dân sự 2005:

- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

- Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp này, chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình. Vậy nên, khi đến hạn trả nợ mà A không còn tài sản hoặc không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì ngân hàng yêu cầu chia tài sản của A trong sở hữu chung theo phần với B để trả nợ.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thỏa thuận duy trì tài sản chung và nghĩa vụ thanh toán nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào