Các dấu hiệu cơ bản của người bị hại trong tội hành hạ người khác

Các dấu hiệu cơ bản của người bị hại trong tội hành hạ người khác?

Về phía người bị hại
 
Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội, nếu bị hành hạ nhưng không có mối quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ thì người có hành vi hành hạ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác, mà tùy vào hành vi cụ thể mà người có hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định Điều 121.
 
Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hại là lệ thuộc về vật chất, về tinh thần. Mối quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ, nhất là đối với một số nhà hàng, khách sạn tư nhân... Quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ với các con, ông bà với cháu), quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi, người đỡ đầu với người được đỡ đầu) không thuộc đối tượng xâm phạm của tội phạm này, mà là đối tượng của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự.
 
Thông thường người bị hại trong tội này bị hành hạ ngược đãi, nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào