Hành vi phá hoại đê điều bị xử lý thế nào?
Theo Điều 5 Luật Đê điều 2006: Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Trách nhiệm bảo vệ đê điều: Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.
Vì việc bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, khi phát hiện hành vi phá hoại đê điều bạn phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều của vùng bạn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý. Ở đây, tội danh của ông Giang đã phạm phải thuộc khoản 1 Điều 7 Luật Đê điều 2006: Các hành vi bị nghiêm cấm có phá hoại đê điều.
Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Sau khi cơ quan chức năng tiếp nhận thông báo của bạn, qua quá trình điều tra cụ thể, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà cơ quan chức năng sẽ đưa ra hình phạt xử lý thích hợp đối với hành vi của ông Giang. Bạn cũng có thể tham khảo một số mức phạt hành chính trong lĩnh vực đê điều qua Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi phá hoạt đê điều. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Đê điều 2006 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật