Thủ tục nhận nuôi lại con như thế nào?
Thứ nhất, căn cứ vào Khoản 1 Điều 89 về Xác định con quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
Như vậy, trường hợp của bạn có thể yêu cầu Tòa án, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để xác định mình là của đứa trẻ.
Thứ hai, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định theo Điều 44 Luật Hộ tịch 2014:
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch....
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Toàn bộ giấy tờ trên bạn nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc người bé nhà bạn .Khi nhận lại con mà không có bất kì tranh chấp gì bạn không nhất thiết phải chứng minh thu nhập của mình. Đồng thời trên thực tế, con do bạn chăm sóc và nuôi dưỡng. Vậy nên, hiện tại bạn hoàn toàn có thể nhận lại con theo nguyện vọng của mình.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục nhận nuôi lại con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật