Trợ cấp thôi việc tại công ty nước ngoài
Trước năm 2008 do em bạn làm việc cho văn phòng đại diện của công ty A ở Singapore, vậy nên bạn cần phải xem lại trong hợp đồng lao động của em bạn với Văn phòng đại diện phần quy định về trợ cấp thôi việc do pháp luật nước nào quy định.
Nếu trong hợp đồng lao động quy định áp dụng pháp luật Singapore thì bạn phải xem các quy định của pháp luật Singapore về vấn đề này.
Nếu trong hợp đồng lao động quy định áp dụng pháp luật Việt Nam thì khi đó mới có thể áp dụng luật Việt Nam. Trường hợp này, em bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:
"Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Lúc này, bên phải trả trợ cấp thôi việc cho em bạn là Văn phòng đại diện của công ty A bên Singapore. Công ty A tại Việt Nam (do được nâng cấp từ văn phòng đại diện) không có trách nhiệm chi trả khoản trợ cấp thôi việc này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trợ cấp thôi việc tại công ty nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Lao động 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật