Ngân hàng không chịu làm thẻ ATM vì là người khuyết tật có đúng không?

Xin chào quý báo, tôi là Nông Văn H. (quê Bắc Cạn), hiện tại sinh sống ở Hà Nội. Tôi bị câm điếc bẩm sinh và làm việc cho một trung tâm bảo trợ xã hội. Để thuận tiện cho việc chi trả lương cũng như chuyển tiền về quê, tôi có nhờ người đưa ra ngân hàng để lập tài khoản ATM. Tuy nhiên, khi đến đó, ngân hàng từ chối làm cho tôi với lý do không đủ năng lực hành vi dân sự. Thắc mắc lý do này, tôi gửi thư đến báo mong được các luật sư, luật gia tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Một người được xem là không đủ hay hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó:

“1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự...”.

Căn cứ những quy định trên, một cá nhân chỉ bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự khi đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, bạn vẫn là người có năng lực hành vi đầy đủ và được tham gia vào các giao dịch dân sự một cách tự do và phải được đối xử một cách bình đẳng. Trong trường hợp này, theo pháp luật, bạn vẫn được thực hiện các giao dịch, được làm thẻ ATM. Nhân viên ngân hàng từ chối việc mở thẻ cho bạn là sai quy định.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010, người khuyết tật có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Nghiêm cấm hành vi kì thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

Khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 định nghĩa: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”.

Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào