Biên bản hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Biên bản hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Đình Thân (email: than***gmail.com, quê ở Cà Mau). Tôi vừa mới tham gia vào một buổi hoà giải với đại diện của cửa hàng điện máy do có tranh chấp về chất lượng của sản phẩm máy lạnh mà tôi mới mua. Tôi rất thắc mắc biên bản hòa giải được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Biên bản hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Theo đó, biên bản hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải;

b) Các bên tham gia hòa giải;

c) Nội dung hòa giải;

d) Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải;

đ) Ý kiến của các bên tham gia hòa giải;

e) Kết quả hòa giải;

g) Thời hạn thực hiện kết quả hòa giải thành.

- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và chữ ký xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biên bản hòa giải giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào