Hành vi lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005:
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Như vậy, hành vi của chủ cửa hàng là hành vi lừa dối trong giao dịch dân sự, không đảm bảo về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm mà hai bên đã thỏa thuận. Do đó, theo quy định tại Điều 437 Bộ luật Dân sự 2005 về trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại và Điều 444 Bộ luật Dân sự 2005 về bảo đảm chất lượng vật mua bán thì:
Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.
Bên mua có một trong các quyền sau:
1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu chủ cửa hàng giao đúng chủng loại tivi cho mình như thỏa thuận, đồng thời có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có). Nếu chủ cửa hàng không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện tại toà án để được giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý hành vi lừa dối khách hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật