Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định như thế nào?
Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế được quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, theo đó:
1. Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm:
a) Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm;
b) Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.
3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
d) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Không quá 03 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Không quá 01 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này;
c) Không quá 06 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời trong y tế, được quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật