Hợp đồng lao động trái luật
- Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao, vậy mà thời gian thử việc của bạn kéo dài tới 4 tháng.
- Luật này cũng quy định doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không được thu học phí, nhưng giao kết ban đầu của bạn lại buộc người lao động nộp 10 triệu đồng phí đào tạo.
- Bộ luật Dân sự quy định các giấy tờ nhân thân (như bằng đại học, chứng minh thư...) là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, được pháp luật bảo vệ, nhưng công ty cũ lại giao kèo buộc bạn nộp bằng gốc.
- HĐLĐ được thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và thiện chí của 2 bên. Việc người sử dụng lao động ép buộc bạn phải làm việc 5 năm là hoàn toàn trái luật. Bởi Bộ luật Lao động (phần sửa đổi) quy định HĐLĐ có xác định thời hạn là hợp đồng có hiệu lực trong thời gian 12-36 tháng.
2. Bạn xin thôi việc khi chưa hết hạn HĐLĐ chính thức tức là bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vấn đề này Bộ luật Lao động quy định: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 3 ngày, khi:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm hoặc không được bảo đảm các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Không được trả công đầy đủ hoặc đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị từ 3 tháng trở lên với HĐLĐ có thời hạn 12-36 tháng.
Bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để xem mình đã chấm dứt hợp đồng đúng luật chưa. Bạn cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết về tính hợp pháp của HĐLĐ mình đã ký.
Thư Viện Pháp Luật