Giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác rừng
Căn cứ quy định tại Điều 412 Bộ luật dân sự năm 2005 thì Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ nhất, anh cần xác định cụ thể xem bên chủ khai thác đã trả tiền cho bên hộ gia đình hay chưa?
Nếu chủ khai thác chưa trả tiền đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng thì anh và hộ gia đình cùng liên doanh thực hiện có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp quận, huyện để giải quyết tranh chấp này.Thứ hai, nếu chủ khai thác đã trả nợ nhưng chỉ trả cho hộ gia đình còn lại mà không trả tiền cho anh. Nếu trong hợp đồng giữa chủ khai thác và hai hộ gia đình có ghi cụ thể về thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền... thì anh có thể căn cứ vào đó để xác định xem việc trả nợ cho một trong hai hộ gia đình là đúng với hợp đồng hay không?
- Nếu hợp đồng không có quy định về hình thức trả tiền... Việc chủ đầu tư trả tiền cho một hộ gia đình là đúng thì Anh cần phải xem xét hợp đồng liên doanh mà anh kí hợp đồng với hộ gia đình bên cạnh về việc chia lợi nhuận của mình. Nếu hai bên xảy ra tranh chấp thì anh có thể khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp quận, huyện để giải quyết.
- Nếu hợp đồng có quy định cụ thể về hình thức trả tiền... Việc chủ đầu tư trả tiền chỉ cho một hộ gia đình là sai thì anh có thể khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp huyện, quận yêu cầu bên chủ đầu tư trả tiền.
Trên đây là tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng khai thác rừng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự năm 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật