Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào?

Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện là công chức nhà nước bên hoạt động hành chính, cũng ít có điều kiện tìm hiểu pháp luật. Một trong những vấn đề sống còn hiện nay của các cơ quan nhà nước là vấn nạn tham nhũng. Em cũng khá quan tâm tới nội dung này. Cho em hỏi: Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn! Lý Ngọc Ánh, Đăk-lăk (SĐT: 098***)

Căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 47 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành, theo đó:  

1. Căn cứ để xác minh tài sản bao gồm:

a) Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai;

b) Khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản;

c) Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý;

d) Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 47a của Luật này.

2. Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kê khai tài sản ra quyết định xác minh tài sản.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ để xác minh tài sản trong phòng, chống tham nhũng, được quy định tại Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xác minh tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào