Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân

Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Dương Thu Thảo, quê ở Nha Trang - Khánh Hoà. Địa chỉ email của em là thao***@gmail.com. Em đang tìm hiểu về hoạt động trưng cầu ý dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Theo đó, trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được quy định như sau:

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.

2. Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào