Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em tên là Lê Hoa. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Em đang làm việc tại công ty xây dựng X. Em có tìm hiểu sơ qua về luật đầu tư và thắc mắc nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của em là hoa***@gmail.com.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 61 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Tham gia đàm phán, góp ý xây dựng nội dung dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

3. Tham gia ý kiến đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hợp tác với nhà tài trợ nước ngoài về pháp luật.

4. Thẩm định văn kiện chương trình, dự án hợp tác với nhà tài trợ nước ngoài về pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.

5. Tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý đối với dự thảo khung chính sách tái định cư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6. Cấp ý kiến pháp lý cho điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào