Trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ?

Trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi có một thắc mắc mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Tôi có nghe nói về việc mua bán nợ phải tuân theo quy định của nhà nước và thực hiện nghĩa vụ như một hoạt động kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, hình như còn có quy định ngoại trừ. Vậy trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

Trường hợp mua bán nợ không được xem là kinh doanh mua bán nợ được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;

- Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;

- Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi.

Trên đây là quy định về các trường hợp mua bán nợ nào không được xem là kinh doanh mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào