Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác

Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác?

Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc bảo mật của Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, thậm chí gây ra tác hại rất lớn, để người khác lợi dụng chống lại chế độ, gây mất đoàn kết hoặc đối phó với các chủ trương chính sách trước khi được thi hành.
 
Đối tượng tác động của tội phạm này được nêu ngay trong cấu thành tội phạm, đó là bí mật công tác. Bí mật công tác cũng là bí mật nhà nước, nhưng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ công tác của người có chức vụ, quyền hạn.
 
Bí mật công tác thuộc độ tuyệt mật và tối mật được quy định cụ thể tại Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 - 12- 2000, nhưng đối với bí mật công tác của các cơ quan, tổ chức không độ tuyệt mật và tối mật mà thuộc độ mật thì do cơ quan, tổ chức đề nghị thủ tướng quyết định.
 
Tại quyết định số 208/TTg ngày 6 - 4 - 1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh mục bí mật của Tòa án nhân dân tối cao. Theo quyết định này, thì danh mục bí mật nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao cũng được chia làm hai loại: loại tối mật và loại mật. Do đó, khi xác định tài liệu bị tiết lộ có phải là bí mật công tác hay không, ngoài việc căn cứ pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, còn phải căn cứ vào các văn bản khác của từng ngành, liên ngành quy định về danh mục bí mật của cơ quan, tổ chức.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội phạm về chức vụ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào