Nội dung chính của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội

Các Luật bầu cử đại biểu Quốc hội? Nội dung chính của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội là gì?

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên được tiến hành ngày 6/1/1946, khi đó chưa có đạo luật riêng về bầu cử. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên căn cứ vào sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 do Hồ Chủ Tịch ký và một số sắc lệnh khác. Có thể xem Sắc lệnh số 14 là văn bản pháp lý đầu tiên về bầu cử. Đến nay đã tiến hành 12 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Quốc hội các khoá đã thông qua luật bầu cử năm 1959, 1980, 1992, 1997, 2001, 2010. Trong đó các luật năm 2001 và 2010 là luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội trước đó. Nếu tính theo năm ban hành, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2010 là đạo luật thứ 6 về bầu cử đại biểu Quốc hội. Nội dung chính của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội gồm: Những quy định chung về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, vai trò của các cơ quan, tổ chức xã hội trong bầu cử; Quy định về số đại biểu Quốc hội, điểm bầu cử và khu vực bỏ phiếu; Quy định về các tổ chức phụ trách bầu cử; Quy định về danh sách cử tri; Quy định về ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; Quy định về trình tự bầu cử; Quy định về kết quả bầu cử; Quy định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; Quy định xử lý vi phạm về bầu cử…

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào